Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới

|

Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới

Định hướng phát triển kinh tế và yê;u cầu vê;̀ vốn đầu tư cho giai đoạn mới
 
Đại hội Đại biê;̉u toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 01/2021) đã thông qua Chiến lược phát triê;̉n kinh tế - xã hội (KT-XH) 10 năm 2021-2030 với mục tiê;u đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triê;̉n có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm trê;n của các nước có thu nhập trung bình cao, và đến năm 2045 trở thành nước phát triê;̉n có thu nhập cao.

Đê;̉ đáp ứng đư??c nhu cầu vốn đầu tư phát triê;̉n, nền kinh tế sẽ phải huy động qua nhiều kê;nh khác nhau, như chi đầu tư phát triê;̉n của ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triê;̉n chính thức (ODA), vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động qua thị trường chứng khoán… Tuy nhiê;n, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn sắp tới, có thê;̉ thấy rằng việc huy động nguồn vốn đầu tư qua các kê;nh nói trê;n cũng gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ những lý do sau đây:
  • Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Việc chi đầu tư phát triê;̉n từ ngân sách nhà nước sẽ đư??c siết chặt đê;̉ phù hợp với chủ trương của Đảng đã đư??c đề ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công đê;̉ bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Theo đó, kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước sẽ đư??c siết chặt nhằm bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi, nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ chủ yếu tập trung đầu tư các công trình trọng điê;̉m, có sức lan toả lớn và giải quyết các vấn đề phát triê;̉n của quốc gia, vùng và liê;n vùng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • Đối với nguồn vốn ODA: Với việc Việt Nam chính thức vươn lê;n trở thành quốc gia có thu nhập trung bình từ năm 2010 và “tốt nghiệp IDA” từ tháng 7/2017, tức là không còn nằm trong nhóm những nước nhận đư??c các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triê;̉n Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới nữa, nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam trong những năm tới sẽ giảm dần, tiến tới áp dụng các điều kiện vay vốn từ các quốc gia và định chế tài chính đa phương tương tự như các khoản vay thương mại.
  • Đối với nguồn vốn của các tổ chức tín dụng: Theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn đư??c sử dụng đê;̉ cho vay trung dài hạn đang đư??c giảm dần. Hiện tại, theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng đang đư??c sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn đê;̉ cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiê;n, theo Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN (ban hành ngày 14/8/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2020), tỷ lệ này theo lộ trình sẽ giảm xuống còn 37% từ ngày 01/10/2021 và 34% từ ngày 01/10/2022 đê;̉ tiến tới mức 30% từ ngày 01/10/2023. Do đó, trong thời gian tới, việc vay vốn trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng đê;̉ phục vụ nhu cầu đầu tư cũng trở nê;n khó khăn hơn.
  • Đối với nguồn vốn huy động qua thị trường chứng khoán: Mặc dù huy động vốn đầu tư qua thị trường này là xu hướng tất yếu trê;n thế giới, tuy nhiê;n ở Việt Nam, tỷ lệ huy động vốn qua thị trường chứng khoán vẫn còn ở mức thấp, việc huy động vốn qua thị trường này chưa trở thành một kê;nh phổ biến đư??c các nhà đầu tư ưa chuộng xuất phát từ trình độ phát triê;̉n của thị trường chứng khoán cũng như năng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp.
Bắt nguồn từ những lý do nê;u trê;n, việc duy trì một kê;nh tạo lập nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế thông qua hoạt động TDĐT của Nhà nước là rất cần thiết nhằm đảm bảo vẫn đáp ứng đư??c nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế mà không tạo ra áp lực quá lớn cho các kê;nh cung ứng vốn còn lại hoặc không làm cho hoạt động của các kê;nh này đi chệnh định hướng đã đư??c đặt ra.
 
Thực trạng khả năng cung ứng vốn TDĐT của Nhà nước

Ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn TDĐT của Nhà nước đang đư??c cung ứng qua một định chế tài chính đặc biệt của Chính phủ là Ngân hàng Phát triê;̉n Việt Nam (VDB)2. Đối tượng sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước là các dự án thuộc danh mục do Chính phủ quy định từng thời kỳ, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phát triê;̉n kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triê;̉n nông nghiệp, nông thôn và phát triê;̉n công nghiệp. Ngoà;i ra, nguồn vốn TDĐT của Nhà nước còn tài trợ cho một số loại dự án đầu tư đư??c thực hiện tại một số địa bàn thuộc diện ưu tiê;n theo chính sách của Nhà nước (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biê;n giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang…).

Kê;̉ từ khi thành lập (2006) đến nay, VDB đã cung ứng cho nền kinh tế một lượng vốn TDĐT của Nhà nước rất lớn, đáp ứng yê;u cầu phát triê;̉n cơ sở hạ tầng KT-XH cũng như nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế. Tính chung trong cả giai đoạn 2006-2020, số vốn TDĐT của Nhà nước đã tài trợ cho các dự án qua VDB chiếm khoảng 0,5% GDP và gần 1,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cùng thời kỳ.

Tuy nhiê;n, trong một số năm gần đây, quy mô tài trợ vốn TDĐT của Nhà nước hàng năm có xu hướng sụt giảm. Nếu như năm 2015, số vốn TDĐT của Nhà nước giải ngân trong năm là 25.947 tỷ đồng và dư nợ TDĐT cuối năm đạt tới 142.823 tỷ đồng, thì đến năm 2020, con số tương ứng chỉ còn lại lần lượt là 872 tỷ đồng và 91.986 tỷ đồng. So với năm 2015, dư nợ TDĐT của Nhà nước năm 2020 tại VDB chỉ bằng 64,4%.
 
 
Nguyê;n nhân cơ bản của tình trạng nói trê;n chủ yếu là do Chính phủ thu hẹp danh mục đối tượng sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước qua từng giai đoạn3, đồng thời giảm dần các ưu đãi về điều kiện cho vay của nguồn vốn này, đặc biệt là lãi suất cho vay và bảo đảm tiền vay4. Bê;n cạnh đó, xuất phát từ khó khăn trong việc cân đối ngân sách nhà nước, Chính phủ cũng không bố trí đủ nguồn lực tài chính cho VDB tương xứng với nhiệm vụ thực thi chính sách TDĐT của Nhà nước, từ việc không cấp đủ vốn điều lệ cho đến việc không thanh toán kịp thời các khoản cấp bù chê;nh lệch lãi suất và phí quản lý phát sinh hàng năm của VDB5. Ngoà;i ra, sự sụt giảm quy mô cung ứng vốn TDĐT của Nhà nước còn bắt nguồn từ một nguyê;n nhân rất quan trọng là sự hạn chế về thẩm quyền quyết định của VDB đối với các vấn đề phát sinh trong hoạt động TDĐT, từ việc xác định kế hoạch tăng trưởng tín dụng và kế hoạch huy động vốn hàng năm cho đến việc phán quyết các vấn đề liê;n quan đến các dự án vay vốn (như lãi suất cho vay, bảo đảm tiền vay, mức vốn cho vay, biện pháp xử lý rủi ro…). Cụ thê;̉:
  • Theo quy định về đầu tư công và quản lý nợ công, quy mô cho vay vốn TDĐT của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thông qua Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triê;̉n đư??c giao cho VDB hằng năm; quy mô phát hành trái phiếu đê;̉ huy động vốn phục vụ hoạt động tín dụng này đư??c quyết định thông qua hạn mức bảo lãnh của Chính phủ cấp cho VDB hằng năm.
  • Theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, lãi suất cho vay đối với các dự án đư??c thực hiện theo lãi suất do Bộ Tài chính quyết định, việc cho vay vượt 70% tổng mức đầu tư của dự án phải đư??c Thủ tướng Chính phủ quyết định.
  • Theo quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP, các dự án có nhu cầu vay vốn quá 15 năm hoặc không đáp ứng đủ yê;u cầu chung về bảo đảm tiền vay phải đư??c Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP và Nghị định số 32/2017/NĐ-CP, các biện pháp xử lý rủi ro vốn TDĐT của Nhà nước mà VDB đư??c quyết định chủ yếu là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ, còn các biện pháp khác (khoanh nợ, xoá nợ gốc, xoá nợ lãi, bán nợ…) phải đư??c quyết định bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ…

 
Một số đê;̀ xuất đổi mới hoạt động TDĐT của Nhà nước nhằm đáp ứng yê;u cầu phát triển kinh tế
Kết quả phân tích ở các phần trước của bài viết đã chỉ ra rằng, yê;u cầu phát triê;̉n của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong đó bao gồm cả vốn TDĐT của Nhà nước. Tuy nhiê;n, thực tiễn triê;̉n khai hoạt động TDĐT của Nhà nước những năm gần đây cho thấy, đê;̉ có thê;̉ mở rộng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế thì hoạt động TDĐT của Nhà nước cần phải đư??c đổi mới trê;n nhiều phương diện, bao gồm cả chính sách về TDĐT của Nhà nước cũng như quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực thi chính sách này nhằm khắc phục những bất cập đã đư??c chỉ ra ở trê;n.

Với yê;u cầu đó, VDB và các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp nghiê;n cứu và đề xuất với Chính phủ thực hiện một số giải pháp sau đây:
  • Mở rộng danh mục đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước theo hướng xem xét bổ sung một số loại hình dự án thuộc các lĩnh vực đư??c ưu tiê;n phát triê;̉n theo Chiến lược phát triê;̉n KT-XH 10 năm 2021-2030, bê;n cạnh các dự án thuộc danh mục đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước đư??c quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP hiện nay.
  • Sửa đổi các quy định về điều kiện vay vốn TDĐT của Nhà nước theo hướng cho phép VDB đư??c thực hiện chính sách phân biệt lãi suất cho vay và tỷ lệ bảo đảm tiền vay theo khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có uy tín và có dự án hiệu quả đư??c vay vốn với lãi suất thấp hơn và tỷ lệ bảo đảm tiền vay nhỏ hơn so với các doanh nghiệp khác. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay đối với mỗi khoản vay do VDB quyết định và chịu trách nhiệm theo mức độ rủi ro của khoản vay.
  • Ưu tiê;n đê;̉ VDB đư??c huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp từ các quỹ tài chính nhà nước hoặc xem xét cấp bảo lãnh đê;̉ VDB huy động vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế trong trường hợp VDB tìm đư??c nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức này; đồng thời tạo điều kiện cho VDB phát hành trái phiếu kỳ hạn phù hợp với yê;u cầu cho vay đối với các dự án đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dài thuộc đối tượng sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước.
  • Bố trí ngân sách nhà nước đê;̉ cấp đủ vốn điều lệ của VDB theo lộ trình đã đư??c phê; duyệt tại Chiến lược phát triê;̉n VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm sớm đạt mức vốn điều lệ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thanh toán đủ số cấp bù chê;nh lệch lãi suất và phí quản lý còn thiếu cho VDB trong thời gian qua, đồng thời không đê;̉ tình trạng nợ đọng tương tự xảy ra trong các năm tiếp theo.
  • Đổi mới mô hình hoạt động của VDB theo hướng nâng cao tính tự chủ trê;n cơ sở tính đủ chi phí huy động vốn và các chi phí quản lý hoạt động vào lãi suất cho vay cùng với việc cho phép VDB cung ứng thê;m một số dịch vụ ngân hàng có thu phí đê;̉ tạo nguồn thu nhằm giảm dần số cấp bù chê;nh lệch lãi suất và phí quản lý từ ngân sách nhà nước; đồng thời phân quyền mạnh hơn cho VDB trong việc quyết định các vấn đề liê;n quan đến hoạt động tín dụng TDĐT của Nhà nước tương ứng với khả năng tự chủ về tài chính.
Bê;n cạnh việc hoàn thiện chính sách như trê;n, đê;̉ đáp ứng yê;u cầu cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế thì bản thân VDB, với tư cách là cơ quan thực thi chính sách TDĐT của Nhà nước, cũng cần thực hiện các biện pháp đê;̉ nâng cao năng lực của mình về mọi mặt, từ chất lượng nhân lực cho đến nền tảng công nghệ cũng như trình độ quản lý. Chỉ trong trường hợp đó, hoạt động cung ứng vốn TDĐT của Nhà nước qua VDB mới có thêđư??c mở rộng quy mô mà không gây ra rủi ro, tổn thất cho VDB hay gánh nặng cho ngân sách nhà nước./. 
TS. Nguyễn Cảnh Hiệp
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
  
Tài liệu tham khảo:
  1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 (trong các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng)
  3. Hạnh Nguyễn (2021), “Tỷ lệ vốn huy động qua thị trường chứng khoán còn thấp”, Báo điện tử VietnamPlus TTXVN, truy cập ngày 30/3/2021 tại https://www.vietnamplus.vn/ty-le-von-huy-dong-qua-thi-truong-chung-khoan-con-thap/702258. vnp
  4. Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về TDĐT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
  1. Nghị định số 32/2017/NĐ-CP của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước
  2. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ về TDĐT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
  3. Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê; duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”
  4. Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê; duyệt Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
  5. Trần Văn Thọ (2017), “Tiến tới tốt nghiệp ODA toàn phần”, Tạp chí Tia Sáng, truy cập ngày 20/4/2021 tại http://tiasang. com.vn/-dien-dan/Tien-toi-%E2%80%9Ctot-nghiep%E2%80%9D-ODA-toan-phan-10748
  6. Thông tư số 22/2019/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN.
  7. Tổng cục Thống kê; (2020), Báo cáo số 245/BC-TCTK ngày 27/12/2020 về tình hình KT-XH quý IV và năm 2020, truy cập ngày 20/6/2021 tại http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48535&idcm=293
  8. VDB (2016-2021), Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2015-2020
 
 
 
Ứng dụng giải trí Three Monkeys